Thế Giới Âm Thanh 24H

Thiết Bị Âm Thanh Gia Đình – Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

Góc phủ âm của loa là gì? Những yếu tố cản trở đến góc phủ âm của loa

Góc phủ âm (Coverage Pattern) là một khái niệm quan trọng trong hệ thống âm thanh. Góc phủ âm của loa mang đến cho bạn những giây phút trải nghiệm âm thanh tuyệt vời. Vậy góc phủ âm là gì? Phân loại góc phủ âm theo các tiêu chí nào? Những yếu tố cản trở đến góc phủ âm của loa? Hãy cùng Âm thanh AHK chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Góc phủ âm của loa là gì

1. Góc phủ âm của loa là gì?

  • Góc phủ âm (Coverage Pattern) chỉ độ bao quát của âm thanh trong không gian xung quanh loa và mô tả âm thanh được phát ra ở trước mặt loa, truyền đến tai người nghe đạt điểm 6dB ở hai bên.
  • Đồng thời âm thanh sẽ phân tán và lan truyền khắp không gian xung quanh, góc phủ âm sẽ ảnh hưởng đến mức độ phân bố âm thanh đến tai người nghe.
  • Góc phủ âm được nhà sản xuất quy định bởi thiết kế loa và có thể điều chỉnh bằng kỹ thuật như thiết kế phân cực, điều chỉnh hướng và xử lý tín hiệu âm thanh.
  • Trên mỗi thiết bị âm thanh, người dùng có thể thấy ký hiệu coverage pattern để nhận biết độ phủ âm của loa.
  • Góc phủ âm rất quan trọng đối với thiết bị âm thanh, giúp người dùng chọn mua và bố trí sao cho phù hợp với không gian nhà mình.
  • Góc phủ âm được đo bằng đơn vị độ và giúp người dùng biết được khả năng đáp ứng của loa với diện tích không gian.
  • Nếu biết được góc phủ âm của loa, người dùng có trải nghiệm âm nhạc trọn vẹn và thú vị hơn.

Phân loại góc phủ âm của loa

2. Phân loại góc phủ âm của loa

Các loại góc phủ âm của loa có thể được phân loại theo kiểu phân cực, bao gồm góc phủ âm ngang (horizontal coverage angle) và góc phủ âm dọc (vertical coverage angle). Hoặc chia theo diện tích gồm góc phủ âm toàn phần và góc phủ âm hẹp

Góc phủ âm ngang

  • Góc phủ âm ngang (Horizontal Coverage Angle): Đây là góc mà âm thanh được phát ra từ loa trong một mặt phẳng ngang, thường được đo từ trục loa.
  • Góc phủ âm ngang quyết định đến phạm vi âm thanh mà loa có thể phủ được ở một mặt phẳng ngang.
  • Khi loa phát ra âm thanh, góc phủ âm loa ngang rất quan trọng để bao trùm cả hai phía của khán giả. Điều này giúp đảm bảo người nghe nhận được lượng âm thanh đầy đủ mà không bị chồng chéo quá nhiều, gây ra hiện tượng điểm nóng ở giữa. Điểm nóng này là nơi mà âm thanh được dồn về nhiều nhất và rất khó khắc phục, thậm chí cả khi đã sử dụng những setup dàn âm thanh đạt tiêu chuẩn.
  • Góc phủ âm loa ngang thường nhỏ nhất đối với các dòng loa cột và loa treo tường, và rộng nhất đối với loa âm trần.

Góc phủ âm dọc

  • Góc phủ âm dọc (Vertical Coverage Angle) là góc mà âm thanh được phát ra từ loa trong một mặt phẳng dọc, thường được đo từ trục loa.
  • Góc phủ âm dọc quyết định đến phạm vi âm thanh mà loa có thể phủ được ở một mặt phẳng dọc.
  • Góc phủ âm dọc liên quan đến việc bao phủ âm thanh một cách nhất quán từ trên xuống dưới, đóng vai trò quan trọng trong việc giao thoa giữa độ cao và khoảng cách của loa.
  • Đặc biệt khi thiết lập hệ thống loa ở xa người nghe một khoảng cách vừa đủ, góc phủ âm dọc này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất để đem lại trải nghiệm âm thanh tốt nhất cho người nghe.
  • Góc phủ âm loa dọc là yếu tố quan trọng giúp cân bằng giữa khoảng cách và âm lượng của loa. Khi đạt được sự cân bằng này, âm lượng của thiết bị âm thanh sẽ đạt mức hoàn hảo. Việc xác định độ phủ âm dọc cũng giúp tìm ra điểm mạnh của âm thanh và bố trí vị trí loa một cách thành công.
  • Góc phủ âm dọc rộng nhất là của loa karaoke và hẹp nhất là của loa array.

Góc phủ âm toàn phần

  • Còn được gọi là Full Coverage Angle, góc mà âm thanh được phát ra từ loa trong một mặt phẳng toàn phần, bao gồm cả góc phủ âm ngang và dọc.
  • Loại góc phủ âm này đảm bảo âm thanh được phân bố đều và đạt đến tai người nghe một cách tối ưu nhất trong không gian xung quanh loa.

Góc phủ âm hẹp

  • Còn được gọi là Narrow Coverage Angle- góc mà âm thanh được phát ra từ loa trong một góc phủ âm hẹp hơn so với các loại góc phủ âm khác.
  • Loại góc phủ âm này thường được sử dụng để tạo ra âm thanh tập trung hơn cho các ứng dụng đặc biệt như phòng họp, phòng thu, hay những nơi yêu cầu âm thanh chính xác và tập trung hơn.

Những yếu tố cản trở đến góc phủ âm của loa

3. Những yếu tố cản trở đến góc phủ âm của loa

Diện tích phòng

  • Thông thường không gian rộng quá sẽ không đáp ứng được độ phủ âm chuẩn của loa. Vì mỗi loa sẽ có loại phủ âm nhất định, nên không thể ép chúng phát âm thanh đều và toàn diện cho những nơi quá trộng, ví dụ như party ngoài trời hay các buổi meeting đường phố.

Độ cao của trần nhà

  • Độ cao được đề cập nghĩa là không gian, có thể căn phòng rộng nhưng trần thấp sẽ khiến góc phủ âm dọc bị ngăn cản và làm âm thanh truyền tải ra bị giới hạn.

Thiết kế vật liệu của loa

  • Các vật liệu loa như kim loại hay gỗ có thể ảnh hưởng đến góc phủ âm hoặc vật liệu quá dày hay mỏng sẽ khiến âm thanh nhiễu sóng và giảm hiệu suất âm thanh.

Vị trí đặt loa

  • Cần chú ý vị trí đặt loa, nên đặt ở những nơi có chướng ngại vật như tường, nội thất để loa phát ra âm thanh có độ phủ âm tốt và giảm được hiệu suất âm thanh.

Các yếu tố khác

  • Ngoài ra còn một số yếu tố khác như tần số âm thanh, nhiễu điện từ có thể ảnh hưởng đến góc phủ âm của loa.

Xem thêm bài viết:

5 loa nghe nhạc cổ điển hay nhất của năm

Dây loa dài bao nhiêu m là đủ?

Mạch công suất âm thanh là gì? Phân loại mạch công suất âm thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo
call0888276488