Bạn đang cần tìm mua một bộ dàn karaoke nhưng vẫn chưa hiểu rõ các thông số âm thanh của chúng. Bài viết dưới đây, Âm thanh AHK sẽ chia sẻ đến bạn 6 thông số kỹ thuật của dàn karaoke và amply, giúp bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất, cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.
1. 6 thông số kỹ thuật của dàn karaoke
1.1. Công suất
Công suất loa dùng để thể hiện độ lớn của âm lượng, đây là thông số kỹ thuật quan trọng của loa. Đơn vị đo công suất loa là watt (W). Có 3 loại công suất:
- Công suất đỉnh – PMPO (Peak Music Power Output): Là công suất tối đa mà loa karaoke có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn, khi loa được sử dụng ở mức công suất đỉnh thường xuyên và thậm chí vượt ngưỡng có thể sẽ gây hỏng loa.
- Công suất thông thường – RMS (Root Mean Squared): Là công suất định mức của loa, khoảng công suất này cho phép loa có thể chạy liên tục trong khoảng thời gian dài mà không xảy ra tình trạng quả tải.
- Công suất chương trình – Program/Max: Là công suất cao của loa nhưng bạn chỉ nên sử dụng công suất này trong thời gian ngắn khoảng vài giờ là tốt nhất để đảm bảo độ bền của loa.
Đặc biệt là nên chú trọng vào công suất RMS. Khi phối ghép loa karaoke với amply bạn cần lưu ý là công suất của amply nên cao gấp đôi hoặc ít nhất là phải lớn hơn công suất loa để đảm bảo chất lượng âm thanh phát ra và tuổi thọ của sản phẩm.
1.2. Trở kháng
- Trở kháng hay điện trở của loa là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đi vào.
- Trở kháng được ký hiệu bằng chữ Z và đơn vị đo là Ohm (Ω).
- Đây là một yếu tố cần quan tâm khi phối ghép loa karaoke với amply để tránh tình trạng quá tải amply dẫn chập mạch.
- Khi phối ghép loa karaoke có tổng trở kháng nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Bạn nên ghép loa có trở kháng thấp với một amply trở kháng thấp và tương tư với loa có trở kháng cao.
1.3. Cấu trúc loa
Số đường tiếng của loa là số củ loa phụ trách các dải tần số khác nhau trong dải tần số 20 Hz – 20 kHz.
Loa một đường tiếng (1 Way):
- Loa 1 đường tiếng là 1 củ loa sẽ phụ trách cả ba dải tần âm thanh: Trầm, trung và cao.
- Thông thường loa một đường tiếng là loa toàn dải và không sử dụng mạch phân tần.
- Ưu điểm: Loa 1 đường tiếng thường có thiết kế gọn gàng nên rất thuận tiện trong việc di chuyển, phát ra đầy đủ các dải âm.
- Nhược điểm: Âm bass không được mạnh, công suất loa thường không cao bạn chỉ nên dùng loa này để nghe nhạc thông thường.
Loa 2 đường tiếng (2 Way):
- Dải tần được bộ phân tần chia thành hai 1 tầng Sub từ 40 Hz ~ 120 Hz, 1 tầng Mid Treble tần số từ 120 Hz ~ 16 kHz.
- Ưu điểm: Chất âm mượt mà, âm bass vừa đủ, âm mid chi tiết và Treble ổn định.
- Nhược điểm: Công suất thường không cao, âm bass không mạnh.
Loa 3 đường tiếng (3 Way):
- Hệ thống loa sẽ tạo ra 3 lối ra cho âm thanh với các nấc tần số khác nhau, 1 tầng Sub từ 40 Hz ~ 120 Hz, 1 tầng Mid tần số từ 120 Hz ~ 2 kHz, tần Hi tần số từ 2 kHz – 16kHz.
- Ưu điểm: Tái tạo đầy đủ âm thanh và chi tiết các tần số từ thấp đến cao, mang đến âm thanh sống động và chân thực.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn 2 loại loa phía trên.
1.4. Độ nhạy của loa
- Độ nhạy có thể hiểu đơn giản là thông số thể hiện được khả năng loa kêu to đến đâu trong cùng một môi trường định mức tiêu chuẩn và trong cùng một mức điện áp đầu vào.
- Độ nhạy của loa được đo bằng decibel (dB).
- Độ nhạy giữa loa và amply là hai thông số đối lập với nhau. Thông thường những loa độ nhạy cao thường được phối ghép với amply công suất thấp và ngược lại, mang đến hiệu quả khuếch đại âm thanh tốt hơn cho bộ dàn.
- Các mức độ nhạy: tốt là từ 92 dB trở lên, từ 88 dB là độ nhạy trung bình, dưới 84dB là độ nhạy kém.
1.5. Dải tần đáp ứng
- Dải tần đáp ứng là thông số cho biết khả năng tái tạo âm thanh trong khoảng tần số nào.
- Tần số đáp ứng của loa không cho biết cặp loa đó nghe hay hay nghe dở.
- Thông số này thường được các hãng sản xuất dùng để quảng bá sản phẩm.
- Ví dụ loa có tần số đáp ứng từ 20 Hz – 20 kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 20 Hz và âm cao cao nhất là 20 kHz.
1.6. Góc phủ
- Góc phủ loa là tầm phát ở mặt trước loa, bạn có thể hiểu đơn giản là độ rộng tối đa mà âm thanh của loa có thể bao phủ.
- Có 2 loa góc phủ là góc phủ ngang và góc phủ dọc:
- Góc phủ ngang là góc độ có thể bao trùm cả hai bên khán đài, mang đến những âm thanh chất lượng mà không bị chồng chéo lên nhau gây ra hiện tượng tạo ra điểm nóng ở giữa (là điểm âm thanh dồn về nhiều nhất), gây mất cân bằng âm thanh.
- Góc phủ dọc di chuyển theo phương dọc, là nơi giao thoa giữa độ cao và khoảng cách loa. Góc phủ này giúp âm thanh bao phủ toàn bộ căn từ trên xuống dưới một cách nhất quán, tạo nên những hiệu ứng âm thanh hấp dẫn và đảm bảo chất lượng của âm thanh ở mọi vị trí.
2. Các thông số kỹ thuật của amply
2.1. Công suất của amply
- Công suất phát ra của amply được tính theo công suất thông thường (RMS) thay vì công suất đỉnh (PMPO).
- Công suất RMS thường nhỏ hơn gấp nhiều lần so với công suất đỉnh và chúng sẽ là một trong các yếu tố quyết định độ mạnh hay yếu của amply.
2.2. Độ lớn công suất (Gain)
- Độ lớn công suất được hiểu đơn giản là khả năng khuếch đại âm thanh của amply.
- Tỷ số độ lớn công suất được tính theo hàm logarit giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của amply, đơn vị tính là decibel (dB).
2.3. Tần số đáp ứng (Frequency Response)
- Tần số đáp ứng dùng để mô tả khoảng tần số tín hiệu đầu vào mà amply hoạt động ổn định, bền vững theo một đường thẳng.
- Từ 20 Hz đến 20.000 Hz là khoảng tân số mà tai người có thể nghe thấy được, đây cũng là khoảng đáp ứng tần số của amply.
- Nếu tần số đáp ứng của amply càng ổn định, không thay đổi nhiều thì âm thanh phát ra càng hay và chất lượng hơn.
2.4. Hiệu suất (Efficiency)
- Hiệu suất của amply là khả năng khuếch đại âm thanh bằng công suất thực tế so với công suất đầu vào.
- Ví dụ, hiệu suất amply là 20% có nghĩa là khi bạn đưa công suất 100W đầu vào vào amply, sẽ chỉ có 20W công suất thực tế được hoạt động.
2.5. Méo hài tổng (THD)
- Méo hài tổng hay tổng méo hài hòa (Total Harmonic Distortion) là thước đo nội dung tín hiệu bổ sung không có trong tín hiệu đầu vào.
- Có thể hiểu đơn giản là độ méo mó của âm thanh trong không gian.
- Méo hài tổng càng thấp, âm thanh phát ra càng chi tiết, rõ ràng và trung thực hơn. Thông số méo hài tổng của amply thường nhỏ hơn 0,5%.
2.6. Trở kháng ra (Output Impedance)
- Trở kháng ra là thông số đầu ra của amply, khi ghép nối loa với amply, bạn nên chú ý phần này để tính toán ghép sao cho phù hợp.
- Nếu ghép đôi lệch trở kháng, bạn cần tăng công suất amply lên gấp đôi khi trở kháng loa giảm đi một nửa.
2.7. Phân biệt OTL và OPT
- Mạch OTL là xuất âm trực tiếp, còn OPT là biến thế xuất âm. OTL có thể khắc phục các nhược điểm về tốc độ, cường độ hay dải rộng của OPT. Băng thông của OTL cực rộng, lên đến hàng trăm KHz, rút ngắn được nhiều vòng dây và linh kiện lớn ở đầu ra.
- OPT có khả năng tạo ra hài âm bậc chẵn chính xác và khuếch đại những chi tiết nhỏ của bản nhạc. Tuy nhiên OPT lại dẫn đến hiện tượng méo âm, đồng thời cũng sụt giảm băng thông và dải rộng của âm thanh.
- Vì thế, hiện nay mạch OTL được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn OPT bởi tốc độ nhanh, băng thông rộng và cường độ ổn định hơn so với OPT.
2.8. Echo, Reverb của amply
- Echo là mức độ ngân vang của âm thanh khi phát ra. Echo được hòa trộn âm thanh gốc và âm thanh sau khi qua xử lý, giúp cho tiếng phát ra có độ dài và rung hơn.
- Hiệu ứng echo thường được sử dụng khi hát karaoke.
- Reverb là khả năng vọng lại của âm thanh. Khi có hiệu ứng reverb, giọng hát qua micro khi phát ra sẽ mang đến cảm giác chân thực và thống nhất với nhạc nền hơn.
- Echo và reverb là 2 hiệu ứng cần thiết cho amply khi hát karaoke, bởi chúng mang đến sự hài hòa và tạo cảm hứng cho người nghe.
Xem thêm bài viết:
Tư vấn chọn dàn karaoke cho căn hộ chung cư
9 lỗi thường gặp khi sử dụng dàn karaoke gia đình và cách khắc phục