Thế Giới Âm Thanh 24H

Thiết Bị Âm Thanh Gia Đình – Thiết Bị Âm Thanh Chuyên Nghiệp

6 cách chỉnh micro bị nặng tiếng

Trong dàn karaoke ngoài việc khi hát loa bị rè, hú ra thì tình trạng micro bị nặng tiếng rất hay xảy ra. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên và cách xử lý ra sao? Hãy cùng Âm thanh AHK chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

6 cách chỉnh micro bị nặng tiếng

1. Hiện tượng micro bị nặng tiếng là gì?

  • Hiện tượng micro bị nặng tiếng là hiện tượng thường gặp trong các dàn âm thanh từ lớn đến nhỏ như ở các khu vực hội trường, sân khấu và kể cả dàn karaoke gia đình.
  • Hiện tượng micro bị nặng tiếng diễn ra khi nhạc lớn hơn tiếng nói, tiếng hát đầu ra và bạn phải dùng hơi nhiều hơn, nói to hơn hay thậm chí là gào thét để có thể cân bằng âm thanh đầu ra.
  • Bạn sẽ dễ bắt gặp hiện tượng này xảy ra ở cả micro có dây và micro không dây, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống âm thanh cũng như trải nghiệm của người dùng.

Cách bảo quản, vệ sinh micro đúng cách

2. Micro bị nặng tiếng có ảnh hưởng gì?

  • Khi tiếng mic karaoke bị nặng không đạt thì người hát sẽ rất mệt. Chỉ hát một hai bài là không thể hát tiếp
  • Không thể lên những nốt cao, gây ức chế và ngượng ngùng cho người hát khi hát đông người
  • Ngược lại khi tiếng Micro bị quá, giọng hát sẽ bị méo tiếng, xé tiếng nghe rất kinh khủng vì bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm với chính giọng hát của mình
  • Khi các tiếng hát cao và trầm bị thiếu, tiếng nhạc thiếu làm bộ dàn sẽ giảm đi 30% âm thanh so với thực tế
  • Sự mất cân đối giữa tiếng nhạc treble và bass khiến người hát đuối sức nhanh
  • Hát nặng bạn phải “gào” lên, tức là hát to, mà hát to thì sẽ làm màng ở đầu micro dao động nhiều, dần dần sẽ giảm tuổi thọ của micro.

nguyên nhân gây ra tình trạng micro bị nặng tiếng

3. Những nguyên nhân gây ra tình trạng micro bị nặng tiếng

Micro bị nặng tiếng có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Micro thiếu công suất: Bạn cần tăng công suất của hệ thống dàn âm thanh lên, đồng thời nâng độ nhạy của micro nhằm hạn chế tình trạng bị nặng tiếng ở mức tối thiểu.
  • Micro kém chất lượng, bị nặng tiếng: Một số loại micro giá rẻ với linh kiện của chúng lại không đúng chất lượng, kỹ thuật hạn chế và đặc biệt là độ nhạy cao nên dễ gây ra tình trạng này.
  • Chỉnh amply chưa đúng cách cũng gây ra tình trạng micro bị nặng tiếng. Chất lượng âm thanh phát ra hầu hết đều dựa vào amply. Chính vì vậy, để micro và hệ thống thanh âm hoạt động hiệu quả thì trước tiên bạn cần biết cách chỉnh amply hợp lý.
  • Micro không dây hết pin, không đủ cung cấp năng lượng cho micro, làm mic bị yếu.
  • Micro có dây bị xuống cấp theo thời gian.
  • Người chỉnh không biết cách chỉnh hệ thống âm thanh, đặc biệt là chỉnh vang số hoặc chỉnh vang cơ nên làm cho micro bị nặng tiếng.
  • Do cách cầm micro của bạn chưa đúng chuẩn, nhất là với micro sân khấu sẽ dẫn đến tình trạng nặng tiếng.
  • Do micro đã bị hỏng mạch: Dấu hiệu nhận biết đối với nguyên nhân này rất dễ nhận thấy, nếu hôm trước micro nhà bạn vẫn hoạt động bình thường, nhưng qua một đêm micro lại không thể bật lên được thì đó chính là lỗi bị hỏng mạch ở micro.
  • Giọng hát của người dùng yếu: Là một yếu tố khá khách quan và cũng khá ít xảy ra vì mỗi người sẽ có khả năng kiểm soát được cảm nhịp và chất âm của mình.

chỉnh micro bị nặng tiếng

4. 6 cách chỉnh micro bị nặng tiếng cực đơn giản

Lựa chọn các dòng micro chất lượng

  • Bạn nên chọn mua các dòng micro chất lượng, chính hãng. Vì bên trong các dòng micro này thường được tích hợp mạch nâng giọng, bên cạnh đó còn chống hú rít rất tốt mang lại cho bạn những trải nghiệm ca hát tuyệt vời hơn.

Sử dụng các thiết bị xử lý âm thanh

  • Đối với các thiết bị xử lý âm thanh như cục đẩy công suất, vang số, amply,… bạn nên chọn mua các sản phẩm chất lượng, có độ nhạy cao, không nên vì giá rẻ mà mua những bộ xử lý âm thanh chất lượng kém, ảnh hưởng đến những phút giây giải trí và thậm chí có thể gây ra các sự cố kỹ thuật trong nhà.
  • Đồng thời, bạn nên thuê những chuyên gia âm thanh để chỉnh micro không dây cho nhẹ và không nên tự chỉnh hoặc thay đổi sau khi đã được setup.

Thay đổi cách cầm micro

  • Bạn cũng nên thay đổi cách cầm micro, vì cách cầm cũng khá ảnh hưởng đến tình trạng micro bị nặng tiếng.
  • Bạn nên cầm micro hướng thẳng trực diện với miệng, không nên cầm micro ngang vì sẽ làm tiếng thu vào micro bị yếu tạo cảm giác micro hát bị nặng.

Xem thêm: Cách cầm micro karaoke đúng chuẩn để hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp

Kiểm tra thiết bị

  • Với micro không dây, trước khi hát bạn nên kiểm tra thiết bị, chất lượng pin để đảm bảo micro dùng ổn định.
  • Nếu pin đã hết bạn cần thay pin ngay để tránh tình trạng micro bị nặng tiếng.

Bảo quản micro đúng cách

  • Trong quá trình sử dụng, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng micro và hệ thống âm thanh.
  • Nếu trong quá trình hát, micro hát không được nhẹ thì phải kiểm tra ngay, tránh kéo dài, hát lớn tiếng làm micro bị ẩm gây hỏng.

Xem thêm: Cách bảo quản, vệ sinh micro an toàn đúng cách, tăng tuổi thọ thiết bị

Dựa vào khả năng và sở trường của bạn

  • Nếu bạn đã cố gắng điều chỉnh micro để hát nhẹ hơn mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp phù hợp khi gặp phải đó là chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và chọn cho mình những bài hát tủ phù hợp nhất với giọng hát của mình.

Với chia sẻ trên, Âm thanh AHK hy vọng bạn đã biết cách chỉnh micro hát nhẹ, không bị nặng tiếng dễ dàng và nhanh chóng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo
call0888276488