Lưu ý khi mua micro hát karaoke cho người mới bắt đầu
Micro karaoke là một trong những thiết bị cơ bản, không thể thiếu trong bất cứ dàn karaoke nào từ gia đình cho đến sự kiện, kinh doanh chuyên nghiệp. Sở hữu được micro tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu được chất lượng âm thanh ổn định và sự thoải mái khi ca hát. Vậy làm sao để chọn được chiếc micro vừa ưng ý vừa đáp ứng được mục đích sử dụng? Và lưu ý khi mua micro hát karaoke cho người mới bắt đầu? Hãy cùng tìm hiểu tiêu chí chọn micro karaoke trong bài viết dưới đây nhé!
1. Micro karaoke là gì?
- Micro karaoke là một thiết bị âm thanh được sử dụng để thu âm và phát lại giọng hát của người dùng khi tham gia vào hoạt động hát karaoke. Nó được thiết kế đặc biệt để tái tạo âm thanh chính xác và cung cấp độ nhạy cao, giúp người dùng truyền tải giọng hát một cách rõ ràng và mạnh mẽ.
- Do vậy, micro karaoke là một thành phần không thể thiếu cho một dàn karaoke nào từ âm thanh gia đình cho đến karaoke kinh doanh, chuyên nghiệp.
- Với một chiếc micro tốt bạn sẽ có được sự thu âm đầu vào ổn định cũng như sự ưng ý, thoải mái khi sử dụng. Bất kể bạn là một ca sĩ chuyên nghiệp hay chỉ là một người yêu thích hát karaoke, việc lựa chọn một mic hát karaoke phù hợp có thể làm nổi bật giọng hát của bạn và tạo ra những giây phút vui vẻ và đáng nhớ.
2. 8 tiêu chí chọn micro karaoke chuẩn nhất
2.1. Xác định nhu cầu và chi phí
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng micro mà chúng ta có những cân nhắc khác nhau để chọn mua:
- Nếu mục đích mua micro là để giải trí tại gia đình, không muốn tốn quá nhiều chi phí bạn nên chọn một số dòng micro có dây chất lượng cao và không nên chọn loại mic không dây có giá rẻ vì chất lượng sẽ rất tệ.
- Nếu mục đích là mua micro để phục vụ hát karaoke chuyên nghiệp thì hãy chọn loại micro không dây cao cấp giá từ 7-10 triệu.
2.2. Micro có dây và micro không dây, nên mua loại nào ?
Micro có dây
- Micro có dây là loại micro truyền thống được nhiều gia đình chọn lựa để phục vụ nhu cầu hát karaoke tại nhà. Micro bao gồm các thành phần như thân micro, củ micro và dây micro, trong đó củ micro là bộ phận quan trọng nhất.
- Củ micro có chức năng chuyển đổi tín hiệu âm thanh người hát thành dạng sóng âm, có tần số và truyền đi theo đường dây micro đến amply và khuếch đại ra không gian bên ngoài.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, độ bền cao.
– Chất lượng âm thanh tốt nhờ thu âm trực tiếp và truyền qua dây nối đến amply. – Phù hợp với karaoke gia đình hay các phòng karaoke kinh doanh có diện tích nhỏ. – Không bị hết pin giữa chừng. – Giá thành rẻ, dao động khoảng 400.000đ đến khoảng 650.000đ. |
– Jack cắm của micro nối với các thiết bị có thể bị tuột, lỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng truyền âm thanh.
– Dây micro gây vướng víu, dễ vấp ngã hoặc dây có thể bị rối trong khi sử dụng. – Dây micro dễ đứt, gãy gây chạm mạch. |
Micro không dây
- Micro không dây thường được gọi là mic vô tuyến để phân biệt với mic có dây. Thiết bị vô tuyến này sẽ chuyển âm thanh của người hát từ micro sang các thiết bị như amply và loa.
- Micro không dây là loại mic không có sợi dây nối từ mic đến nguồn thu, thường là amply hoặc một thiết bị thu tiếng. Micro vô tuyến sử dụng pin 9V hay pin AA, dải băng tầng rất cân bằng 20Hz – 20KHz nên rất rõ tiếng dù để micro xa, âm thanh rõ, trung thực. Micro có độ nhạy âm thanh rất tốt và thu được từ xa.
- Ngày nay, micro không dây được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực giải trí, hội chợ, các buổi ca nhạc, văn nghệ,…
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Khả năng thu âm tốt nhờ được trang bị tính năng tự động dò sóng sạch, tự động lọc sóng.
– Hầu hết các dòng sản phẩm đều có hệ thống xử lý âm thanh Equalizer đem lại âm thanh sáng rõ, chân thực và sống động. – Tính linh động cao, phù hợp với những phòng karaoke có diện tích lớn hay sân khấu. Một số loại có khả năng kết nối với thiết bị di động như điện thoại di động, loa Bluetooth,… |
– Sử dụng pin nên cần thay thường xuyên và phải có nguồn dự trữ khi sử dụng.
– Khả năng truyền tín hiệu bị hạn chế khi gặp các vật cản hoặc không gian quá xa. – Đường truyền không ổn định, thường xuyên bị hú, cần thời gian chuẩn bị pin. – Khi bị hỏng sẽ khó sửa chữa, chi phí tốn kém, có thể bạn phải mua mới. – Giá thành cao, giá thành dao động khoảng 950.000đ đến 8.800.000đ |
- => Micro không dây phù hợp với các đối tượng khách hàng đang tìm kiếm sự tiện lợi và linh hoạt trong việc sử dụng micro, giúp người dùng di chuyển tự do và không bị ràng buộc bởi dây cáp. Điều này phù hợp cho các nghệ sĩ biểu diễn, giảng viên, người dẫn chương trình, hay bất kỳ ai đang cần sự tự do trong việc diễn thuyết hoặc trình bày.
- Còn micro có dây phù hợp với những người dùng có nhu cầu ổn định và chất lượng âm thanh tốt, mang lại độ tin cậy cao và không bị ảnh hưởng bởi tương tác không dây khác trong môi trường. Loại này phù hợp cho các gia đình, phòng họp, phòng thu âm, các sự kiện chuyên nghiệp hoặc bất kỳ tình huống nào yêu cầu sự ổn định và chất lượng âm thanh cao.
2.3. Chọn micro theo dàn karaoke
- Nếu bạn đã sở hữu một dàn karaoke có giá trị từ 5 đến 7 triệu thì không nên chọn loại micro cao cấp có giá từ 7 đến 10 triệu.
- Bởi vì micro có tốt đến mấy mà dàn loa không thể phát huy tốt được và ngược lại thì vô cùng lãng phí. Vì thế, hãy chọn các thiết bị âm thanh tương xứng với nhau.
2.4. Chọn micro theo diện tích phòng
- Hãy cân nhắc đến không gian phòng của bạn để chọn được loại micro phù hợp. Nếu diện tích lớn, hãy chọn micro không dây linh hoạt và thuận tiện di chuyển.
- Nếu diện tích phòng nhỏ, có thể cân nhắc chọn loại micro có dây, amply có thể đặt gần vị trí micro.
2.5. Kiểm tra chất lượng âm thanh micro
Chất lượng âm thanh là tiêu chí được quan tâm hàng đầu khi chọn mua micro. Cách để kiểm tra chất lượng âm thanh thuần micro cả có dây và không dây:
- Hãy yêu cầu người bán bỏ hết những hiệu ứng liên quan đến micro như: Echo, delay,… để bạn có thể nghe được âm thanh thực tế.
- Với cùng một âm thanh phát ra hãy đưa micro ra xa hoặc lại gần để xem độ nhạy của micro có tốt hay không.
- Khi chọn mua được cặp micro có chất lượng âm thanh ưng ý. Hãy đảm bảo rằng việc kết nối sản phẩm với bộ karaoke được căn chỉnh hợp lý và bài bản với hướng dẫn từ đơn vị lắp đặt.
2.6. Phạm vi hoạt động
- Hãy xem xét phạm vi hoạt động của mic, đặc biệt nếu bạn ưu tiên tính linh động di chuyển khi hát karaoke. Mic với phạm vi hoạt động rộng hơn sẽ cho phép bạn tự do di chuyển mà không bị mất kết nối âm thanh.
2.7. Độ bền và độ tin cậy
- Chọn mic hát karaoke từ các thương hiệu uy tín và đảm bảo rằng nó được làm từ vật liệu chất lượng và có độ bền cao.
- Điều này đảm bảo rằng mic sẽ hoạt động đáng tin cậy trong thời gian dài và không gây ra sự cố không đáng có.
2.8. Thương hiệu micro
- Micro karaoke không chỉ đa dạng mẫu mã, thiết kế mà còn phong phú về thương hiệu sản xuất cho người dùng thoải mái chọn lựa. Tuy nhiên lại có một số hãng sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.
- Do đó, khi chọn mua micro, bạn cần tìm hiểu rõ thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ bằng cách tìm hiểu thông tin rõ ràng từ nhiều nguồn thông tin uy tín. Một số thương hiệu micro karaoke chất lượng mà bạn có thể tham khảo như JKaudio, JBL, Shure, VinaKTV, Acnos, Paramax,…
3. Lưu ý khi mua micro hát karaoke cho người mới bắt đầu
- Khi kiểm tra cần có tối thiểu 2 bộ micro khác nhau để so sánh, bật micro lên khi volume cả dàn đang để mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa là vì receiver không có mạch chống nhiễu.
- Hát thử nửa bài bằng micro này, nửa bài bằng micro kia để lấy kết quả. Xong hát một câu bằng micro A, một câu micro B để so sánh lập tức. Sau đó tắt nhạc, chỉ để mở micro và hát liền mạch xem cái nào cho ra tiếng vừa ý bạn hơn.
- Hãy cho giảm echo, delay, repeat để thử tiếng thuần của micro. Chỉ khi đó bạn sẽ nghe rõ nhất tính chất âm của mic!
- Thử giọng tại cửa hàng: Cầm micro và tìm chỗ có vật cản để kiểm tra xem receiver của micro không dây có đủ mạnh không. Hát thử một bài ưa thích xem tiếng của cái nào trong, rõ, không rè, ấm hơn và hát ít phải gắng sức hơn.
- Một micro tốt sẽ có dải âm thanh rộng và trung thực. Dải âm hẹp là khi bạn chỉnh nút trung trầm của micro lên cao thì tiếng trung trầm bị vỡ, tiếng cao cũng tương tự. Micro tốt là chỉnh trung trầm được rất cao và tiếng cao chỉnh lên cao thoải mái mà nó không bị sẽ hoặc rít.
- Tại nhà, mở dàn loa với mức âm lượng nhỏ, chủ yếu để nghe và kiểm tra micro. Nên cắm vào cùng chỗ (VD: micro 1 và micro 2 chung line mix).
- So sánh độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa micro xa dần miệng. Một micro có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15 cm vẫn còn hút tiếng.
- Micro loại thường có thể hát rất tốt nếu micro gần miệng ít hơn 3 cm, nhưng đưa ra độ 5 cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và độ 15 cm thì chẳng còn nghe tiếng gì cả.
Xem thêm bài viết:
Khắc phục 3 vấn đề thường gặp với hệ thống micro không dây trong trường học