Lỗi thường gặp khi sử dụng dàn karaoke gia đình và cách khắc phục
Dàn karaoke gia đình đã trở thành một phương tiện giải trí hiệu quả tại gia vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào dàn âm thanh cũng hoạt động trơn chu, mà trong quá trình sử dụng vẫn gặp phải những rắc rối. Bài viết dưới đây Âm thanh AHK sẽ chỉ ra 9 lỗi thường gặp khi sử dụng dàn karaoke gia đình và cách khắc phục các hiện tượng đó.
1. Lỗi loa không phát ra âm thanh
- Loa không phát ra âm thanh là lỗi thường gặp nhất trong các dàn karaoke tại gia. Có thể khi thử ở quán mọi thứ vẫn ổn nhưng khi về nhà hoặc sau một thời gian sử dụng thì không còn nghe tiếng nữa.
- Nguyên nhân có thể là loa chưa được kết nối với amply hoặc cục đẩy công suất hoặc đã kết nối nhưng dây nguồn bị lỏng, rò rỉ hay bị chuột cắn đứt…
Cách khắc phục:
- Trong trường hợp này bạn không cần lo lắng chỉ cần kiểm tra lại dây nối nguồn giữa loa và amply hoặc cục đẩy công suất.
- Nếu chưa kết nối thì gắn vào còn nếu dây bị hư hỏng, đứt hay lỏng thì chỉnh sửa lại là xong.
- Một lời khuyên cho bạn là nên kiểm tra dây nối cẩn thận trước khi mua vì có những sản phẩm bị lỗi trước đó về nhà mới phát hiện.
2. Lỗi mất tiếng hát từ Micro
- Mất âm thanh không chỉ xảy ra với loa mà còn thường xuyên gặp phải ở micro nữa. Cụ thể là dàn karaoke vẫn phát ra nhạc nhưng micro lại không có tiếng. Mà tình trạng này diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như là:
- Đối với micro không dây thì bị hết pin, biểu hiện là phần màn hình trên thân mic không sáng
- Đối với micro có dây là do đầu nối giữa mic với amply hoặc vang số bị lỏng, hư hỏng hoặc đứt
- Tần số giữa micro và đầu thu không tương thích với nhau (đôi với micro không dây)
- Bộ thu đang để âm lượng ở chế độ mute
Cách khắc phục:
- Việc của bạn cần làm là xác định mic của mình đang mắc phải vấn đề nào.
- Đầu tiên là kiểm tra pin, dây nối, âm lượng và tần số.
- Nếu tất cả chúng đều không có vấn đề thì rất có thể nguyên nhân nằm ở đầu capsule.
- Hỏng đầu capsule thì bạn không còn lựa chọn nào khác là đem đến hãng để kiểm tra và sửa chữa.
3. Lỗi mất tiếng nhạc, nhưng còn tiếng micro
- Cũng có những khi micro hoạt động ổn định nhưng lại không có tiếng nhạc. Điều này xảy ra nhiều khi cũng do một nguyên nhân mà chúng ta thường không chú ý là âm lượng đang ở chế độ mute.
- Tuy nhiên với những trường hợp âm lượng mở to nhưng vẫn không có tiếng nhạc thì vấn đề nằm ở cổng kết nối ở đầu phát. Trên đầu phát thường có nhiều cổng, chúng ta cần cắm đúng dây hoặc chọn đúng chế độ. Bạn cũng nên kiểm tra đường truyền tín hiệu ở amply để xem có vấn đề hư hỏng gì không
Khắc phục:
- Cách khắc phục đầu tiên là tăng âm lượng, nếu vẫn chưa xử lý được lỗi thì chỉnh lại các đầu nối đúng theo vị trí quy định.
- Bạn nên đọc lại hướng dẫn sử dụng thường được dán trên đầu máy hoặc đính kèm trong hộp khi mua sản phẩm.
- Trong trường hợp không biết cách chỉnh sửa lại đúng vị trí thì nên tìm đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn.
- Tránh thử đại vì dễ khiến dàn máy hư hỏng nhiều hơn.
4. Lỗi âm thanh phát ra rất nhỏ
- Một trong những tình trạng khiến người dùng phải đau đầu tìm cách xử lý với dàn karaoke nhà mình là lỗi âm thanh phát ra rất nhỏ.
- Việc âm thanh phát ra không như ý muốn có thể đến từ vấn đề của đầu máy hoặc loa (cũng có trường hợp là cả 2).
- Trước hết chúng ta phải cần xác định vấn đề nằm ở đâu bằng cách cắm tai nghe vào đầu máy để xem đầu máy có hoạt động bình thường không.
- Nếu thông qua tai nghe bạn vẫn nghe rõ thì vấn đề nằm ở loa. Hoặc cũng có một trường hợp là bạn đang mở âm lượng ở mức nhỏ mà không biết.
Cách khắc phục:
- Đầu tiên hãy điều chỉnh âm lượng của dàn máy to lên. Nếu chưa được thì tiến hành kiểm tra nguồn điện cắm ở loa có đang ổn định không, dây cắm truyền tín hiệu từ sound card đến loa có bị lỏng hay hư hỏng không, hoặc là có đang bị gãy, chèn bởi vật nặng nào không.
- Nếu sau khi kiểm tra hết mà vẫn chưa xử lý được thì lời khuyên là hãy gọi người có chuyên môn đến vì rất có thể vấn đề phức tạp hơn đang diễn ra ở đầu máy.
5. Lỗi âm thanh chỉ phát ra một bên loa
- Một dàn âm thanh karaoke thường có ít nhất 2 loa, nhưng sẽ có lúc chúng ta gặp một vấn đề oái oăm là chỉ 1 bên loa phát ra âm thanh còn bên còn lại thì không một tiếng động. Điều này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân:
- Đầu tiên là dây loa bị lỏng, hư hỏng hoặc sử dụng lâu ngày nên bị đứt.
- Thứ 2 có thể không liên quan đến dây loa mà là do cầu chị bị đứt, khi đầu ra bị chập và quá tải thì cầu chì dễ bị đứt đột ngột gây nên tình trạng mất tiếng một bên loa
- Thứ 3 là do quá trình hoạt động quá tải, mạch bảo vệ trong amply sẽ hoạt động để bảo vệ hệ thống gây ra mất âm thanh của một bên loa
- Cuối cùng có thể là do amply để lâu ngày không sử dụng khiến hệ thống bên trong bị ẩm mốc gây ra hư hỏng
Khắc phục:
- Nếu bạn gặp tình trạng này đầu tiên hãy thử sấy máy một lúc để loại bỏ hết hơi ẩm (nếu có) trong amply.
- Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài thì tắt toàn bộ thiết bị một lúc để mọi thứ “nguội” lại rồi khởi động.
- Nếu lâu ngày chưa đụng tới thì mở lên và để yên một lúc sau đó mới bắt đầu sử dụng.
- Khi đã làm 2 cách trên mà vẫn không có dấu hiệu trở lại như bình thường thì hãy đem đến hãng hoặc các tiệm chuyên sửa chữa máy móc. Những người có chuyên môn sẽ tháo ra để kiểm tra và có cách xử lý tốt nhất ví dụ như thay dây hay nối lại cầu chì…
6. Đấu nối, phối ghép thiết bị không phù hợp
- Một dàn karaoke hoàn chỉnh sẽ gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau như đầu đĩa, loa, amply, đầu nối, dây nối… Nếu không biết chọn lựa và phối ghép cho phù hợp thì bạn không thể nào có được một dàn âm thanh ưng ý.
- Không chỉ vậy việc hư vặt như rè loa, hư loa, méo tiếng…cũng sẽ dễ xảy ra thường xuyên.
Khắc phục:
- Trong dàn máy quan trọng nhất là phối ghép loa và amply. Để khắc phục lỗi phối ghép 2 thiết bị này không phù hợp trước hết bạn cần phải lựa chọn công suất của các thiết bị đúng theo nguyên lý hoạt động.
- Phải luôn nhớ rằng công suất trung bình của amply phải cần hơn công suất trung bình của loa, nếu lớn hơn gấp đôi thì càng tốt. Như vậy âm thanh phát ra sẽ trong trẻo và rõ tiếng, loa cũng vận hành ổn định và ít bị chập mạch.
- Bên cạnh đó đừng nghĩ rằng cứ loại nào tốt kết hợp với nhau cũng sẽ cho chất lượng tốt, hãy hỏi những người có chuyên môn hoặc người bán để được tư vấn các thiết bị tương thích với nhau.
7. Lỗi âm thanh bị hú, rít
- Chắc hẳn ai cũng từng một lần gặp phải tình trạng đang hát thì âm thanh bị hú, rít vô cùng khó chịu. Điều này sẽ xảy ra rất thường xuyên ở những dàn máy karaoke giá rẻ. Nguyên nhân là do micro đang hướng thẳng về phía đầu phát hoặc là micro đang bị cài đặt ở chế độ không phù hợp.
Khắc phục:
- Bạn chỉ cần di chuyển hướng của micro đừng quay thẳng vào đầu phát là được.
- Nếu làm cách đó mà vẫn chưa giải quyết tình trạng nói trên thì chứng tỏ vấn đề nằm ở việc cài đặt mic.
- Âm bass quá to sẽ khiến tiếng bị ù, rít và hú mạnh. Hãy điều chỉnh bass xuống mức độ vừa phải để ổn định lại.
- Không chỉ vậy muốn âm thanh thoát ra hay hơn bạn cũng cần kiểm tra cả âm treble, khi treble thừa sẽ gây ra hiện tượng âm vỡ, phô cao không đồng nhất với giọng hát.
- Chỉnh âm treble lần lần cho đến khi cảm thấy tiếng thoát ra ấm và khớp với giọng bạn sẽ thấy bài hát hay hơn hẳn.
8. Lỗi sắp đặt hệ thống loa sai vị trí
- Khi bạn sắp đặt hệ thống loa sai vị trí sẽ khiến âm thanh phát ra không hay, cảm giác bị “tù”, nghẽn và dội lại gây khó chịu cho người nghe.
- Lỗi này thường xuyên xảy ra bởi nếu là người không chuyên sẽ khó biết được và những người bán hàng lại ít khi tư vấn cho khách về vấn đề này.
Khắc phục:
- Cách khắc phục cho tình trạng này là xác định xem loại loa bạn đang sử dụng là loa gì. Nếu là hệ thống loa có âm treble thì nhất định không được đặt xuống đất mà phải treo lên cao hoặc để trên giá.
- 2 loa phải đặt cách xa nhau ít nhất 2m và đặc biệt không đặt sát vào tường mà phải chừa ra 1 khoảng trống để thoát hơi nóng ra.
- Ngược lại nếu loa bạn dùng là loa bass thì có thể đặt dưới đất nhưng vẫn giữ khoảng cách của 2 loa tối thiểu 2m.
9. Lỗi âm thanh không đồng nhất
- Lỗi cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài này là âm thanh không đồng nhất ví dụ một bên nhỏ bên to hoặc âm thanh rời rạc. Có đôi khi vấn đề không phải thuộc về kỹ thuật mà là do những yếu tố chủ quan.
- Cụ thể là khi bạn lựa chọn các thiết bị để tạo nên một dàn âm thanh hoàn chỉnh thì vô tình chọn phải những thiết bị không phù hợp với nhau. Chúng thiếu đi tính đồng bộ dù những thứ bạn mua là tốt nhất, đắt nhất đi nữa.
- Tiếp theo là cách sắp đặt thiết bị trong không gian để dàn máy không hợp lý. Điều này cũng góp phần không nhỏ khiến âm thanh bị rời rạc, không có được sự trôi chảy như mong muốn.
Khắc phục:
- Để khắc phục được điều này đầu tiên bạn phải liệt kê ra những thương hiệu, model các thiết bị có trong dàn máy và xem chúng có tương thích với nhau hay không.
- Tiếp theo hãy bố trí lại các đồ vật, thiết bị trong phòng một cách khoa học. Ở trên đã có hướng dẫn bạn setup loa, tương tự với đầu đĩa amply bạn cũng nên đặt trên một cái kệ ở giữa phòng để cho tín hiệu tốt nhất.
- Phòng nhỏ nhưng chứa nhiều đồ đạc cũng ảnh hưởng đến việc truyền tải âm thanh. Nên bỏ bớt các đồ vật không cần thiết và nếu được hãy lót xốp dán tường cách âm để âm thanh không bị dội.
Tham khảo thêm bài viết:
So sánh loa Bluetooth Marshall Stanmore 2 với Marshall Stanmore 3