Nên dùng micro không dây UHF hay VHF?
Micro không dây với thiết kế nhỏ gọn, nhiều tính năng hiện đại, tiện dụng cho người sử dụng nên đã được cộng đồng đam mê âm thanh ưa chuộng. Trong Micro không dây có sử dụng 2 công nghệ băng tần thông dụng nhất là VHF và UHF. Vậy sự khác nhau giữa micro không dây UHF và VHF là gì? Nên dùng micro không dây UHF hay VHF? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đánh giá micro không dây VHF
- Sóng VHF được ứng dụng trong các thết bị như điện thoại, radio, micro không dây…. Dải tần của micro không dây VHF kéo dài từ 150 đến 216MHz. Sóng VHF hay còn được gọi là sóng có tần số cao.
- Các bộ Micro không dây có ứng dụng sóng VHF nhận tín hiệu tốt nhất trong phạm vi bán kính 50m giữa đầu thu và Micro.
- Những Micro sóng VHF thường được ứng dụng trong không gian gia đình, các buổi ca hát trong phòng khách hoặc phòng giải trí nhỏ. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi micro không dây cũng sẽ không bị ảnh hưởng sóng từ những thiết bị điện tử, cho tín hiệu âm thanh ổn định, không bị nhiễu.
- Hầu như các loại micro không dây hiện nay thường chạy trên kênh đơn nên đều hạn chế được tình trạng nhiễu sóng do sử dụng nhiều micro cùng lúc.
- Một ưu điểm khác của micro không dây cũng được nhắc tới khi dùng sóng VHF đó chính là mức giá của các loại micro này tương đối rẻ, thường thấp hơn nhiều so với micro không dây sử dụng sóng UHF.
2. Đánh giá micro không dây sóng UHF
- Micro không dây UHF là loại micro chất lượng cao. Sóng UHF hay còn được gọi là sóng siêu cao, là loại sóng hiện đại và phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong công nghê âm thanh hiện nay. Thường được ứng dụng ở các phòng karaoke gia đình cao cấp, trên sân khấu âm thanh chuyên nghiệp, các buổi hòa nhạc lớn…
- Dải tần các loại micro sử dụng sóng UHF đa dạng, phạm vi rộng với các khoảng phổ biến: 470Mhz-698Mhz, 698Mhz-806Mhz và 902Mhz-928Mhz.
- Sở dĩ có nhiều khoảng tần số như vậy để đảm bảo giữa các bộ micro không dây này không bị trùng sóng, mang lại sự đa dạng trong quá trình sử dụng.
- So với sóng VHF thì micro sử dụng loại sóng UHF có thể truyền đi và thu sóng có khi lên đến vài trăm mét. Do đó, tín hiệu từ micro rất tốt kể cả bạn đặt thiết bị thu ở vị trí khá xa so với người sử dụng.
- Để đảm bảo tín hiệu âm thanh vượt trội và hiệu quả nhất thì người ta thường kết hợp chiếc amply karaoke cao cấp với micro không dây băng tần UHF để tạo nên sự đồng bộ và chuyên nghiệp hơn.
- Micro không dây sóng UHF là lựa chọn tốt nhất cho những chương trình ca nhạc, những show diễn lớn được tổ chức ngoài trời, sử dụng micro này để tránh các sự cố về sóng mà bạn không lường trước được. Tuy nhiên, sử dụng micro sóng UHF thương tốn pin hơn VHF, VHF có tuổi thọ pin lâu hơn.
- Micro sử dụng sóng UHF thường có giá cao hơn đó micro sóng VHF.
3. Bảng so sánh micro không dây UHF và VHF
Micro UHF | Micro VHF | |
Đặc điểm | UHF là tần số sóng siêu cao, có khả năng phát và nhận dữ liệu trong phạm vi 100m với các bước sóng nhỏ hơn VHF. | VHF là tần số sóng cao, có khả năng phát và nhận dữ liệu trong phạm vi 50m với các bước sóng lớn hơn UHF. |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
4. Nên dùng micro không dây UHF hay VHF?
Thực tế, micro UHF hay VHF đều có ưu nhược điểm riêng, do đó người mua cần cân nhắc đến nhu cầu, khả năng tài chính và không gian sử dụng để lựa chọn micro không dây phù hợp nhất.
Nên mua micro UHF khi:
- Nhu cầu sử dụng trên các hội trường, sân khấu chuyên nghiệp, chương trình truyền hình, buổi hòa nhạc hoặc không gian rộng, ngoài trời.
- Muốn dùng micro có tín hiệu ổn định, hạn chế nhiễu và hú tối đa.
- Micro có bảng điều chỉnh và chức năng khóa tần số để hạn chế trùng tần số với nhiều mic khác trong cùng 1 khu vực.
Nên mua micro VHF khi:
- Sử dụng cho dàn âm thanh trong gia đình hoặc không gian khoảng 50m để tín hiệu luôn ổn định và không bị mất sóng.
- Khi xung quanh hàng xóm ít người sử dụng loa kéo hoặc ở vùng nông thôn khoảng cách hộ gia đình khá xa nhau, vì khi gần nhau micro rất dễ trùng tần số và không thể khắc phục được.
- Muốn mua sản phẩm giá rẻ.
- Thích dùng micro ít hao pin.
Tham khảo thêm:
6 cách chỉnh micro bị nặng tiếng cực đơn giản
Đánh giá ưu điểm micro thương hiệu Nhật Bản
Phân biệt micro Condenser và micro Dynamic