8 tiêu chí chọn micro thu âm cho phòng thu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng, loại micro thu âm khác nhau. Vậy làm sao để lựa chọn đúng thiết bị phù hợp với nhu cầu? Hãy cùng Âm thanh AHK tham khảo 8 tiêu chí chọn micro thu âm cho phòng thu hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
1. Phân loại micro thu âm
Micro thu âm gồm 3 loại chính được sử dụng phổ biến trong cả phòng thu nghiệp dư và chuyên nghiệp: Mic dynamic (micro điện động), Mic condenser (micro điện dung), Micro ribbon.
1.1. Micro dynamic
- Nguyên lý hoạt động của nó là cảm ứng điện từ. Đây là loại cáp micro “nhạy rung”, nhờ một màng kim loại mỏng nối với lõi sắt có nam châm vĩnh cửu bên trong. Khi màng kim loại bị sóng âm tác động, lõi sẽ dao động và tạo ra dòng điện. Do đó, loại micro này có thể hoạt động mà không cần đến các nguồn điện như pin hoặc nguồn phantom.
- Lực hút của micro dynamic khá sâu và nhạy, mang lại giọng hát trong trẻo và mang đến cảm xúc đắm say cho người hát.
- Ưu điểm lớn nhất của dòng micro này là có độ trợ lực tốt, giúp người hát không bị lạc giọng, lên cao không bị hụt hơi, vỡ tiếng, giữ âm thanh ổn định.
- Nhược điểm của chúng là bắt âm xa không tốt và thường bị mất âm trầm.
- Micro dynamic có dải tần khoảng 1-4 kHz, đáp dải tần khoảng 10 kHz, là vùng tấn số thuộc ngưỡng tai người nghe tốt nhất từ đó âm thanh truyền tải đi được người nghe tiếp nhận ở mức tối ưu nhất.
- Tuy nhiên so với Micro dynamic, Mic condenser có lực hút mạnh và độ nhạy cao hơn.
1.2. Micro condenser
- Micrô điện dung là micro tụ có màng ngăn hoạt động như một mảng tụ điện. Khi âm thanh chạm vào màng ngăn để tạo ra rung động, màng ngăn sẽ chuyển rung động âm thanh thành tín hiệu kỹ thuật số.
- Đây là loại micro có độ nhạy cao, đáp tuyến tần số lớn, dù ở khoảng cách xa thì âm trầm của micro vẫn có chất lượng.
- Khác với Mic dynamic, Mic condenser cần nguồn phantom 48V để hoạt động, do vậy micro Dynamic được sử dụng rộng rãi trong các sân khấu và phòng hát karaoke bởi thiết kế chắc chắn và tính di động cao, còn micro Consender là sự lựa chọn hàng đầu cho các phòng thu cá nhân hay chuyên nghiệp của các MC, BTV, Streamer,…
1.3. Micro ribbon
- Đúng như tên gọi của nó, Micro ribbon sử dụng một dải ruy băng mỏng dẫn điện rung động trong một từ trường để khởi xướng tín hiệu âm thanh.
- Bên trong micro có một sợi ruy băng mỏng (bằng nhôm, hợp kim dura,…) được treo lơ lửng trong môi trường điện từ. Khi sóng âm thanh truyền đến micrô, nó sẽ làm rung sợi ribbon, làm thay đổi từ trường và khiến tín hiệu điện thay đổi.
- Tuy nhiên với cấu tạo phức tạp như vậy, Micro ruy băng cho khả năng thu âm tốt nhất trong ba loại micro nhưng lại ít được sử dụng trong các phòng thu hơn vì giá thành rất cao, khó bảo quản.
2. Khả năng loại bỏ tạp âm
- Mặc dù phòng thu là không gian kín, hạn chế tối đa tiếng ồn từ không gian bên ngoài, tuy nhiên đôi khi vẫn có một số tạp âm khó tránh khỏi.
- Loại bỏ tạp âm là điều cần thiết để âm thanh thu vào có độ chân thực cao nhất, rõ ràng và sắc nét.
- Mỗi loại micro thì sẽ cho khả năng lọc tạp âm khác nhau.
3. Tính định hướng của micro
- Tính định hướng của micro là khoảng không gian 3 chiều quanh Capsule, nơi lực hút âm thanh của micro mạnh và nhạy nhất.
- 3 loại định hướng micro phổ biến bao gồm: Omnidirectional (đa hướng), Figure-8 (hình số 8), Cardioid,…
- Các dòng Micro thu âm thường là Micro định hướng, chỉ thu được âm thanh tốt nhất ở một số hướng nhất định. Ví dụ như:
- Cardiod: Đầu thu âm thanh vòm và âm thanh vòm phía trước tốt nhất.
- Supercardiod: Thu âm thanh tốt nhất ở phía trước, xung quanh và phía sau.
- Hypercardioid: Thu nhận âm thanh một chút ở phía trước, xung quanh và phía sau
4. Độ nhạy của micro
- Độ nhạy là thông số thể hiện cường độ hay còn gọi là độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro của bạn có thể thu vào, được ký hiệu với đơn vị dB.
- Những micro có độ nhạy càng cao thì càng có khả năng thu được tín hiệu âm thanh ở càng xa.
- Do vậy, khi chọn mua micro, thông số độ nhạy là yếu tố cơ bản ban đầu người mua không thể bỏ qua.
- Người ta quy định độ nhạy của micro được đo băng đơn vị dB, có 2 tiêu chuẩn như sau : Tiêu chuẩn 1 :0 dB 1mW/pascal và tiêu chuẩn 2 :0 dB 1mW/microbar. Tiêu cuẩn 1 luôn lớn hơn tiêu chuẩn 2 khoảng 20dB, nếu hai micro có cùng tiêu chuẩn thì micro nào có độ nhạy lớn hơn thì micro đó nhạy hơn.
5. Dải tần đáp ứng micro
- Thông số này thể hiện khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà micro của bạn có thể thu được và phát ra âm thanh được.
- Nếu chiếc micro của bạn có dải tần càng rộng thì khả năng thể hiện âm bass sẽ trầm và ấm còn âm treble sẽ trong và cao
- . Dựa vào dải tần mà con người có thể nghe được người ta quy định dải tần của micro từ 20Hz-20kHz.
6. Tổng trở của micro
- Tổng trở, hay còn gọi là trở kháng của micro, sức cản dòng diện xoay chiều khi nguồn điện đi qua, đơn vị Ôm.
- Micro bị nhiễu hay mất tín hiệu thì nguyên nhân chủ yếu do tổng trở gây ra, do vậy, khi mua micro bạn nên chọn micro có tổng trở càng thấp thì tín hiệu càng ổn định.
- 2 loại micro được biết đến là loại micro có tổng trở cao và micro có tổng trở thấp.
- Đối với dòng micro có trở kháng cao đến 2000 Ohm thì có giá thành rẻ, chúng thường được sử dụng các dây tín hiệu unbalanced và có dùng 6 jack kết nối 6 ly.
- Còn dòng micro trở kháng thấp dưới 1000 Ohm thuộc phân khúc giá thành cao, dây nối tín hiệu balanced và jack kết nối XLP.
7. Hiệu ứng gần (Proximity efect)
- Đây là hiệu ứng bản chất của sản phẩm thiết kế micro định hướng.
- Khi sắp xếp các micro ở gần sẽ cho phép cắt giảm tần số thấp tại mixer hay tại micro, toàn bộ âm thanh vocal hay nhạc cụ đến gần người dùng trong khi giảm lượng thu nguồn âm thanh xa.
- Nó là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt lớn về chất lượng âm thanh khi ca sĩ hoặc nhạc cụ di chuyển tới gần hoặc cách xa micro.
8. Giá thành micro
Những loại Micro thu âm có khả năng hút âm càng mạnh và nhạy thì kinh phí càng cao. Do vậy căn cứ vào nhu cầu và mức kinh phí sẵn có bạn chọn loại Micro cho phù hợp.
Xem thêm sản phẩm:
Cách sử dụng micro thu âm cài áo hiệu quả